Ảnh vệ tinh ghi lại hình ảnh tàu Liêu Ninh Trung Quốc hoạt động thường xuyên ở biển đông, mô tả hành động “hung hăng” của Bắc Kinh trong thời điểm cả thế giới đang căng mình chống dịch COVID-19.
Anh vệ tinh của Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) – Ảnh: AMTI
Ảnh vệ tinh chụp lại hoạt động mới nhất của tàu Liêu Ninh trên biển đông
Sau khi đâm chìm tàu cá Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục áp đặt các yêu sách chủ quyền phi pháp như xây “trạm nghiên cứu” ở quần đảo Trường Sa, đặt tên các khu vực quản lý hành chính ở Trường Sa và Hoàng Sa.
Mỹ và Philippines đã nhiều lần lên tiếng về cách thức Trung Quốc ứng xử giữa thời điểm thế giới đang gồng mình trong đại dịch COVID-19. Việc Trung Quốc lợi dụng đại dịch COVID-19 để bành trướng quân sự trên biển đông đang được toàn cầu quan tâm.
Tờ Irish Times ngày 26-4 cũng bình luận về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định mối lo ngại đang gia tăng trên khắp châu Á cho tới Washington D.C (Mỹ) khi Bắc Kinh thúc đẩy sự hiện diện ở Biển Đông, trong khi các nước khác phải tập trung xử lý vấn đề COVID-19.
Tờ báo của CH Ireland cũng chỉ ra hàng loạt động thái gây căng thẳng của Trung Quốc như đâm chìm tàu cá Việt Nam, triển khai hoạt động tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8, xây dựng phi pháp trên biển, và ngó lơ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực ở La Hay (Hà Lan) năm 2016.
Báo chí quốc tế cũng trích lời bình luận của những nhà quan sát tình hình Biển Đông như Richard Heydarian, Greg Poling, Bonnie Glaser, Bill Hayton… trong đó đều chỉ ra mưu đồ của Trung Quốc trong việc kiểm soát Biển Đông và lợi dụng tình hình dịch bệnh.
Quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng và cải tạo thành đảo nhân tạo phi pháp – Ảnh: CSIS/AMTI
Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Igor Driesmans đã khẳng định cam kết của EU trong việc duy trì trật tự tại các vùng biển và đại dương dựa trên luật pháp quốc tế, an ninh và hợp tác hàng hải, cũng như tự do hàng hải và hàng không, vì lợi ích của tất cả các quốc gia.
Ảnh: CSIS/AMTI
Theo các hình ảnh vệ tinh do nhiều đơn vị công bố, điển hình là Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Mỹ, Bắc Kinh đã triển khai chiến đấu cơ J-10 và J-11 đến đảo Phú Lâm mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Source: Thanh niên, Tuổi trẻ
Ngoc Hien