Ảnh mây vệ tinh được sử dụng rất nhiều trong không gian, những hình ảnh chụp được đều có độ phân giải cao, là một vệ tinh viễn thám quan sát Trái Đất ở bất cứ đâu, ghi lại sự biến đổi của mọi vật trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất, mưa, bão, sương mù, khói, tuyết rơi…
- Vệ tinh khí tượng là gì? ứng dụng trong dự báo thời tiết
- Khí tượng học thủy văn – Áp dụng vào trong hoạt động thực tế
- Khám phá vệ tinh ảnh viễn thám WorldView-4
- Vệ tinh viễn thám đầu tiên quay được hình ảnh Trái Đất ở định dạng 4k
- Phân loại và ứng dụng của ảnh viễn thám siêu phổ
Khái niệm ảnh mây vệ tinh là gì?
Ảnh mây vệ tinh là hình ảnh chụp trái đất từ không gian hiện rõ toàn bộ mây bao phủ quanh trái đất với mục đích phụ vụ cho việc giám sát, theo dõi thời tiết và được chụp bởi Vệ tinh khí tượng.
Vệ tinh khí tượng là một loại vệ tinh nhân tạo được dùng chủ yếu để quan sát thời tiết và khí hậu trên Trái Đất. Các vệ tinh khí tượng không chỉ quan sát được mây và các hệ mây.
Nó có thể quan sát được ánh sáng của thành phố, các vụ cháy, ô nhiễm, cực quang, cát và bão cát, vùng bị tuyết bao phủ, bản đồ băng, hải lưu, năng lượng lãng phí… và các thông tin môi trường khác được thu thập bởi vệ tinh khí tượng.
Ứng dụng ảnh mây vệ tinh trong dự báo thời tiết
Ứng dụng của ảnh mây vệ tinh rất quan trọng trong việc dự báo thời tiết, là những hình ảnh chụp từ trạm thu ảnh viễn thám, trong lĩnh vực dự báo thời tiết phải sử dụng ảnh vệ tinh radar để thu nhận hình ảnh sắc nét, có bước sóng dài siêu tần.
Ảnh mây vệ tinh sẽ cảnh báo thời tiết khắc nghiệt cho tất cả các vị trí đã lưu, và sự thay đổi trong ngày. Những hình ảnh mây vệ tinh luôn được ứng dụng trong mọi điều kiện khắc nghiệt nhất, có độ phân giải cao.
Sự quan trọng của việc sử dụng ảnh vệ tinh trong thực tế
Dự báo thời tiết là một ngành ứng dụng của khoa học và công nghệ để tiên đoán trạng thái và vị trí của bầu khí quyển trong tương lai gần. Loài người đã nỗ lực dự báo thời tiết một cách không chính thức từ nhiều thiên niên kỳ trước, và việc dự báo thời tiết một cách chính thức bắt đầu từ thế kỷ mười chín.
Hệ thống xử lý ảnh viễn thám
Công tác dự báo thời tiết được thực hiện bằng cách thu thập số liệu về trạng thái hiện tại của bầu khí quyển và áp dụng những hiểu biết khoa học về quy trình xử lý và phân tích dữ liệu ảnh viễn thám từ khí quyển để tiên đoán sự tiến triển của khí quyển.
Cảnh báo thời tiết là dự báo quan trọng bởi vì nó cung cấp thông tin nhằm bảo vệ cuộc sống con người cũng như tài sản và các hoạt động ngoài trời. Dự báo về nhiệt độ và lượng mưa là quan trọng trong nông nghiệp, giao thông,…
Ảnh mây vệ tinh dự đoán rủi ro thời tiết
Một thành phần chính của khí tượng thủy văn là giảm thiểu rủi ro liên quan đến lũ lụt và các mối đe dọa thủy văn khác. Đầu tiên, phải có kiến thức về các mối đe dọa thủy văn có thể xảy ra trong một khu vực cụ thể.
Sau khi phân tích các mối đe dọa có thể, các hệ thống cảnh báo được đưa ra để nhanh chóng cảnh báo mọi người và liên lạc với họ về danh tính và mức độ của mối đe dọa.
Nhiều quốc gia có các trung tâm khí tượng thủy văn khu vực cụ thể của riêng họ để truyền đạt các mối đe dọa cho công chúng. Cuối cùng, phải có các giao thức phản ứng thích hợp để bảo vệ công chúng trong một sự kiện nguy hiểm.
Ảnh mây vệ tinh sử dụng để dự báo sự rủi ro của thời tiết, dự báo thiên tai giúp các nhà khí tượng xác định chính xác hướng đi của những cơn bão, lũ lụt.
Hệ thống radar thời tiết
Radar thời tiết là công cụ phát hiện và hiển thị vùng mây nguy hiểm CB/TCU, vùng mưa dông và hướng di chuyển của các đám mây và các hiện tượng thời tiết khác trong tầm phủ của nó.
Hiện nay, VATM vừa tiếp nhận 02 trạm radar thời tiết lắp đặt tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, hoạt động trên băng tần C (5600-5800 MHz), cự ly hoạt động 400-480km.
Góc quay của anten là 3600, góc nâng -2 đến 900. Công suất phát đỉnh ≥250KW. Dữ liệu của radar thời tiết sau khi được xử lý sẽ được cung cấp cho Hệ thống CSDL khí tượng và các vị trí đầu cuối khác.
Hệ thống thiết bị thu ảnh mây vệ tinh
Hệ thống thu ảnh mây vệ tinh Himawari nhận ảnh mây từ vệ tinh Himawari, JCSAT của Nhật Bản qua đường truyền VSAT và internet, sau đó gửi tới Hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng và người sử dụng.
Để tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo và chia sẻ các thông tin về thời tiết, Trung tâm xử lý và phân tích dữ liệu ảnh viễn thám – CSIA hiện đang có kế hoạch đầu tư và tiếp nhận thêm các trang thiết bị khí tượng mới như cho các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng của Tổng công ty như hệ thống thu ảnh mây vệ tinh, radar thời tiết.
Nguồn: Wikipedia, vatm.vn
Ngọc Hiền